Tài khoản

4 bước sơ cứu mẹ cần biết để CỨU MẠNG con khi trẻ hóc thức ăn, dị vật

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn thường gặp với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị sặc sữa/cháo, nuốt/hít phải dị vật nhỏ như các loại hạt cơm, hạt dưa, hạt lạc hoặc các vật nhỏ như ốc vít, kẹp giấy,...

Hầu hết khi rơi vào trường hợp này, đa phần các bậc phụ huynh đều rất bối rối khi không biết xử trí làm sao cho đúng cách, giữ được an toàn cho trẻ khi con nuốt phải dị vật và bị hóc. Hôm nay, Bibabo sẽ chia sẻ cho các mẹ cách sơ cứu cho trẻ khi bị hóc dị vật nhé.

Nếu phát hiện thấy có con biểu hiện miệng há to, tím tái, khó thở, ho sặc sụa khi đang ăn dặm hoặc đang chơi đùa thì có thể con đã bị hóc dị vật, lúc đó cha mẹ cần thực sự bình tĩnh, và ngay lập tức tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bệnh viện.

Cha mẹ hãy cùng Bibabo trang bị 4 bước sơ cứu dành cho trẻ dưới 2  tuổi như sau nhé:  

Bước 1: Kiểm tra đường thở của bé

Bước 2. Vỗ lưng

Bước 3. Ấn ngực

Bước 4. Đưa bé đi bệnh viện

Bố mẹ cần nhớ

Thời gian tự sơ cứu trên nên thực hiện trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ xử lí kịp thời.

Để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, cha mẹ nên cẩn trọng khi trông coi bé, cần để ý sát sao, chú ý các biểu hiện của con. 

Cha mẹ nên nhớ: Không cho trẻ dưới 4 tuổi chơi các đồ chơi có kích thước và nhiều chi tiết nhỏ hay các đồ chơi trẻ có thể nắm vừa trong lòng bàn tay. Không để các vật dụng nhỏ như kim, chỉ, đinh ốc, hạt cườm, thuốc…trong tầm với của trẻ.

Ở giai đoạn trẻ tập ăn dặm (6 – 7 tháng tuổi) thì cha mẹ không nên cho bé chạy nhảy khi ăn, mà nên cho con ngồi một chỗ. Cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt,… để đảm bảo an toàn cho trẻ,. Chú ý các thực phẩm có xương sống như cá, tôm, cua khi chế biến cho bé thức ăn cho bé. Vì sự an toàn của con trẻ, bố mẹ nên hết sức chú ý những điều trên nhé. 

06/2017.  Có 9 thích.  
  Thích
  Facebook